I. Nguy hiểm luôn rình rập với đôi tay
– Tùy từng môi trường lao động khác nhau mà tác động đến đôi tay khác nhau. Nhưng môi trường, trang thiết bị ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm tổn thương đôi tay của bạn như:
+ Môi trường làm việc ở nhiệt độ cao
+ Môi trường thiết kế, lắp ráp có nhiều vật nhọn
+ Môi trường nguy hiểm như cơ khí và nhiều chấn động
+ Môi trường dễ dàng bị ảnh hưởng bởi dòng điện.
+ Hóa chất, nhiễm phóng xạ.
+ Chất thải, rác
+ Vi sinh vật
+ Lây nhiễm, phơi nhiễm.
– Vì vậy, để có một đôi tay chắc chắn, khỏe mạnh cần có giải pháp để bảo vệ đôi tay tránh nhiều tổn thương có thể gây ra. Điều này, gốp phần làm giảm hậu quả của tai nạn lao động. Dưới đây là cách sử dụng găng tay bảo hộ lao động đúng đắng.
II.Những nguyên tắc không được quên khi lựa chọn găng tay bảo hộ
– Để cách dùng găng tay bảo hộ có hiệu quả nhất thì trước tiên cần chọn găng tay bảo hộ lao động phù hợp với từng môi trường làm việc của từng người dùng.
– Đầu tiên, người mua găng tay cần xác định loại nguy hiểm mà mình đang phải đối mặt để có thể lên phương án lựa chọn loại găng tay thích hợp như: găng tay cách nhiệt, găng tay chống cắt, găng tay chống hóa chất, găng tay chống dầu,…
– Sau đó, xem chỉ số của găng tay. Phần lớn người dùng nên quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng sau, chỉ số càng cao thì khả chống càng tốt: chống đâm xuyên, chống cắt, chống hao mòn, chống xé.
– Đọc MSDS là làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trong việc lựa chọn găng tay chống hóa chất. Với loại này người ta có quy định và ký hiệu tiêu chuẩn mã từng loại hóa chất riêng biệt từ A – L. Bạn có thể tham khảo bảng mã tiêu chuẩn từng loại hóa chất TẠI ĐÂY
– Với những người có da tay bị dị ứng hay mẫn cảm với chất liệu làm găng tay thì nên chọn loại không gây ảnh hướng quá nhiều đến đôi tay cũng như công suất làm việc của mình.
– Có nhiều công việc luôn đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ nên không thể sử dụng những loại găng tay phù hợp. Ít một số trường hợp khách hàng phải sử dụng 20%.
– Với găng tay bảo hộ lao động thì thường có nhiều kích cỡ lựa chọn như: S, M, L, XXL, XL
– Để hướng dẫn sử dụng găng tay bảo hộ lao động được đúng cách, ý nghĩa hơn thì người dùng nhất định phải chọn loại găng tay bảo hộ lao động phù hợp với kích cỡ của đôi tay. Việc dùng găng tay bảo hộ lao động quá rộng hay quá chật cũng đều ảnh hướng đến công việc rất nhiều.
– Tùy vào sở thích và đặc tính công việc mà chọn loại găng tay phù hợp cho công việc. Như những trường hợp dưới đây: dập ngón tay.
Tùy theo đặc tính công việc, cách thức thao tác với thiết bị mà lựa chọn hình dạng găng tay phù hợp cho công việc. Ví dụ trong một số trường hợp chỉ cần loại găng tay bảo vệ các đầu ngón tay, nhưng trong trường hợp khác bắt buộc phải sử dụng loại găng tay dài bảo vệ cả cánh tay…
III Hướng dẫn sử dụng găng tay bảo hộ lao động đúng cách
– Kiểm tra xem găng tay có dấu hiệu gì của sự giảm cấp hoặc bị thủng không trước khi dùng. Với loại găng tay được làm từ cao su cần kiểm tra lỗ thủng bằng cách thổi hoặc bơm không khí vào găng tay. Với những găng tay chuyên dụng như găng tay cách điện, găng tay chống hóa chất. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bơm không khí vào găng tay.
– Những găng tay đặc chủng, chuyên dụng cần đảm bảo việc kiểm định đúng quy định và thải bỏ ngay khi cần thiết.
– Với môi trường phơi nhiễm chỉ sử dụng găng tay 1 lần duy nhật.
– Dùng găng tay đúng mịc đích, đúng môi trường. Không được mang găng tay chuyên dụng của nghành này mà sử dụng cho nghành khác.
– Vệ sinh sạch sẽ găng trước và sau khi sử dụng
– Với găng tay chống hóa chất cần rửa sạch bên ngoài. Để tránh những trường hợp vô tình mà hóa chất có thể dính với da gây hại cho cơ thể. Tháo găng tay bằng cách nằm vòng bít và lộn ngược găng tay lại, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
– Rửa tay sau khi dùng găng tay.
– Thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng găng tay bảo hộ của nhà sản xuất đưa ra. Đồng thời, tuân thủ đúng quy tắc thải bỏ găng tay.
– Tránh trường hợp bị dị ứng với chất liệu làm găng tay với những người có da tay mẫn cảm. Khi đeo găng có những biểu hiện như nổi đỏ, kích thích hô hấp, hen suyễn, sốc,… Cần tháo bỏ và đến cơ sở y tế khám bệnh.